Nội dung bài viết
ToggleHiện nay, các vấn đề nứt tường, thấm nước luôn là nỗi lo của nhiều gia chủ khi làm nhà. Nếu trong quá trình xây dựng không xử lý thật kỹ và phát hiện kịp thời sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tường nhà bị thấm nước, bị nứt. Trong bài viết này, Nam Thạch sẽ chia sẻ 5 nguyên nhân và cách xử lý khi nứt tường, thấm nước!
I. Nguyên nhân tường bị nứt, thấm nước

Tường bị nứt, thấm nước là hiện tượng diễn ra khá phổ biến. Thông thường, nứt tường, thấm nước thường xuất hiện ở trần nhà, sàn nhà hoặc phần tường bị ảnh hưởng bởi mưa do vị trí này thường có hệ thống thoát nước không đảm bảo. Nguyên nhân sẽ bao gồm cả yếu tố cấu trúc, vật liệu xây dựng và môi trường, dưới đây là 5 nguyên nhân chính:
- Lỗi trong quá trình thi công: Nếu tường không được xây dựng đúng kỹ thuật, không đủ độ dày, hoặc các lớp vữa trát không đều, có thể dẫn đến tường bị nứt.
- Không sử dụng vật liệu chống thấm, điều này sẽ khiến ngôi nhà xuống cấp nhanh chóng hơn và sẽ khiến nước dễ dàng thấm qua và làm ẩm tường.
- Do các đường ống nước bên trong tường bị hỏng hoặc bị rò rỉ, khi đó nước sẽ tiếp xúc trực tiếp, gây xuất hiện những mảng tường bị thấm.
- Mưa bão cũng là nguyên nhân tường bị thấm nước, khi đó áp lực tác động vào tường lớn, gây xuất hiện những vết rạn, vết nứt, từ đó nước dễ dàng xâm nhập vào tường hơn.
- Tường nhà xuống cấp do thời gian dài sử dụng, những vết nứt, bong tróc xuất hiện làm cho nước và hơi ẩm thấm sâu vào bên trong tường.
II. 5 cách xử lý khi nứt tường, thấm nước
1. Xử lý vết nứt tường
Với cách khắc phục tường bị nứt, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng vị trí nứt và sử dụng các vật liệu chống thấm như xi măng chống thấm hoặc keo dán chuyên dụng để có thể lấp đầy và phủ lớp bảo vệ trên bề mặt tường. Xử lý vết nứt tường đúng cách là rất quan trọng để bảo vệ kết cấu công trình và tránh tình trạng thấm nước hoặc hư hỏng nghiêm trọng hơn.

2. Sử dụng các vật liệu chống thấm
Việc sử dụng vật liệu chống thấm là một giải pháp quan trọng để bảo vệ tường khỏi tình trạng thấm nước. Hiện nay có khá nhiều vật liệu chống thấm như sơn chống thấm, vữa chống thấm, keo chống thấm. Tùy vào tình trạng, vị trí bị thấm mà bạn có thể tham khảo cân nhắc chọn vật liệu phù hợp.

3. Xử lý các vị trí có độ ẩm
Nếu ngôi nhà có vị trí có độ ẩm cao thì bạn cần tìm ra nguyên nhân và khắc phục. Các nguồn gây ẩm có thể từ hơi nước nhà bếp, phòng tắm hoặc hơi ẩm từ môi trường bên ngoài. Bạn nên đảm bảo các khu vực ẩm ướt luôn được thông thoáng, sử dụng quạt thông gió để giảm độ ẩm tại các vị trí này. Những tác nhân này sẽ làm cho hiện tượng nhà thấm nước sớm xuất hiện.
4. Kiểm tra lại cấu trúc tường nhà
Trong một số trường hợp khi tường nhà bị thấm, nhà nứt tường nghiêm trọng, bạn nên kiểm tra lại cấu trúc tường. Phần này bạn có thể tìm đến các chuyên gia về lĩnh vực xây dựng để được tư vấn, đảm bảo trình kiểm tra, kết luận tình trạng và xử lý được thực hiện đúng cách.
5. Lắp đặt hệ thống thoát nước đảm bảo
Việc lắp đặt hệ thống thoát nước sẽ giúp định hình lưu lượng nước một cách hiệu quả, giảm nguy cơ tường thấm nước. Đồng thời hệ thống còn sẽ giúp duy trì cấu trúc ngôi nhà bằng cách ngăn chặn nước thấm vào các bề mặt, giúp chúng không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.

Vừa rồi Nam Thạch đã thông tin đến bạn một số nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục tường nhà bị nứt, tình trạng nhà thấm nước. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn dễ dàng nắm được dấu hiệu cũng như cách xử lý khi tường bị thấm, nứt.
Đừng quên truy cập mục kiến thức để cập nhật nhanh nhất các thông tin về xây dựng và nội thất bạn nhé!

- Trụ sở chính: 81-83 Nguyễn Văn Trỗi, P Tân Thạnh, Tam Kỳ, Quảng Nam.
- VP TP HCM : 28/93 đường số 18, KP1, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, HCM.
- Nhà Xưởng : 892/01 Phan Châu Trinh, P An Sơn, TP Tam Kỳ – Quảng Nam.
- Hotline: 0905959413 – 0906557568